Bộ Tài chính đề xuất ưu đãi cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước trong thời gian 6 tháng, như ba lần trước.
Đề xuất trên của Bộ Tài chính cần được Quốc hội thông qua để có hiệu lực. Nếu áp dụng với thời gian dự kiến như trên, 2024 là năm thứ tư liên tiếp ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ (LPTB) cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước được ban hành.
Trước đó, hồi đầu tháng 6, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp, theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, yêu cầu "khẩn trương xây dựng" Nghị định giảm phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước để kịp áp dụng từ 1/7. Tuy vậy, với đề xuất mới này, thời gian áp dụng khả năng cao lùi một tháng thời điểm áp dụng.
Như những lần trước, xe nhập khẩu không có ưu đãi tương tự như xe lắp ráp trong nước. Đề xuất lần này cũng có thời hạn 6 tháng, áp dụng từ 1/8 đến hết ngày 31/1/2025. Sau đó, mức thu LPTB cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước trở về như cũ.
"Giữa bối cảnh thị trường gặp khó như hiện nay, ưu đãi LPTB có thể xem là một cú hích cho khách hàng có nhu cầu mua xe lẫn hãng sản xuất", ông Nguyễn Trung Hiếu, phụ trách tiểu ban chính sách của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đánh giá.
Theo các đại lý bán ôtô chính hãng tại TP HCM, LPTB giảm kéo theo chi phí lăn bánh một mẫu xe giảm, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm. Thanh khoản thị trường từ đó tốt hơn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất.
Từ đầu 2024 đến nay, khuyến mãi cho ôtô đang được các hãng và đại lý thường xuyên thực hiện. Thị trường kém nhiệt, cộng với áp lực cạnh tranh khiến nhiều hãng liên tục điều chỉnh giá bán lẻ để thu hút khách hàng hơn.
Doanh số của thị trường (gồm VAMA và Hyundai Thành Công) sau 5 tháng đầu 2024 đạt 127.643 xe, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2023. Mức giảm này khá nhỏ, nhưng là chỉ dấu cho thấy sức mua chưa có dấu hiệu phục hồi, bởi 2023 là năm có doanh số thấp nhất trong vòng 5 năm qua (2019-2023). Trong đó, hai năm 2020, 2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Kia, Mazda, Hyundai, Mitsubishi, Ford, Toyota... là những hãng đã điều chỉnh giá bán nhiều mẫu xe để phù hợp hơn với thực tế thị trường. Gần đến nửa năm 2024, vẫn còn nhiều hãng như Suzuki, Ford, Mitsubishi, Nissan, Mercedes... còn tồn xe sản xuất 2023, thậm chí là 2022.
Theo các chuyên gia trong ngành, ưu đãi LPTB luôn khiến thị trường chững lại ở giai đoạn trước khi áp dụng, sau đó tăng mạnh vào các tháng cuối khi chính sách hỗ trợ này gần hết hiệu lực. Nhiều đại lý bán xe lắp ráp như Toyota, Hyundai, Ford... cho biết không ít khách hàng đang trì hoãn việc mua xe để chờ ưu đãi LPTB được áp dụng.
Khi ưu đãi LPTB cho xe lắp ráp trong nước được áp dụng, các hãng thuần hoặc bán phần lớn xe lắp ráp như VinFast, Hyundai, Kia, Mazda, Peugeot, BMW (thuộc Thaco), Honda... sẽ được lợi nhất. Ngược lại, các hãng thuần hoặc bán phần lớn xe nhập như Suzuki, Mitsubishi, Volkswagen... nhiều khả năng gia tăng khuyến mãi để cạnh tranh.
Theo Báo điện tử VnExpress
Đề xuất trên của Bộ Tài chính cần được Quốc hội thông qua để có hiệu lực. Nếu áp dụng với thời gian dự kiến như trên, 2024 là năm thứ tư liên tiếp ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ (LPTB) cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước được ban hành.
Trước đó, hồi đầu tháng 6, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp, theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, yêu cầu "khẩn trương xây dựng" Nghị định giảm phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước để kịp áp dụng từ 1/7. Tuy vậy, với đề xuất mới này, thời gian áp dụng khả năng cao lùi một tháng thời điểm áp dụng.
Như những lần trước, xe nhập khẩu không có ưu đãi tương tự như xe lắp ráp trong nước. Đề xuất lần này cũng có thời hạn 6 tháng, áp dụng từ 1/8 đến hết ngày 31/1/2025. Sau đó, mức thu LPTB cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước trở về như cũ.
"Giữa bối cảnh thị trường gặp khó như hiện nay, ưu đãi LPTB có thể xem là một cú hích cho khách hàng có nhu cầu mua xe lẫn hãng sản xuất", ông Nguyễn Trung Hiếu, phụ trách tiểu ban chính sách của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đánh giá.
Khách hàng tham khảo một mẫu Mazda3 lắp ráp trong nước tại đại lý ở Bình Dương. Ảnh: Thành Nhạn
Theo các đại lý bán ôtô chính hãng tại TP HCM, LPTB giảm kéo theo chi phí lăn bánh một mẫu xe giảm, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm. Thanh khoản thị trường từ đó tốt hơn, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất.
Từ đầu 2024 đến nay, khuyến mãi cho ôtô đang được các hãng và đại lý thường xuyên thực hiện. Thị trường kém nhiệt, cộng với áp lực cạnh tranh khiến nhiều hãng liên tục điều chỉnh giá bán lẻ để thu hút khách hàng hơn.
Doanh số của thị trường (gồm VAMA và Hyundai Thành Công) sau 5 tháng đầu 2024 đạt 127.643 xe, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2023. Mức giảm này khá nhỏ, nhưng là chỉ dấu cho thấy sức mua chưa có dấu hiệu phục hồi, bởi 2023 là năm có doanh số thấp nhất trong vòng 5 năm qua (2019-2023). Trong đó, hai năm 2020, 2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Kia, Mazda, Hyundai, Mitsubishi, Ford, Toyota... là những hãng đã điều chỉnh giá bán nhiều mẫu xe để phù hợp hơn với thực tế thị trường. Gần đến nửa năm 2024, vẫn còn nhiều hãng như Suzuki, Ford, Mitsubishi, Nissan, Mercedes... còn tồn xe sản xuất 2023, thậm chí là 2022.
Theo các chuyên gia trong ngành, ưu đãi LPTB luôn khiến thị trường chững lại ở giai đoạn trước khi áp dụng, sau đó tăng mạnh vào các tháng cuối khi chính sách hỗ trợ này gần hết hiệu lực. Nhiều đại lý bán xe lắp ráp như Toyota, Hyundai, Ford... cho biết không ít khách hàng đang trì hoãn việc mua xe để chờ ưu đãi LPTB được áp dụng.
Khi ưu đãi LPTB cho xe lắp ráp trong nước được áp dụng, các hãng thuần hoặc bán phần lớn xe lắp ráp như VinFast, Hyundai, Kia, Mazda, Peugeot, BMW (thuộc Thaco), Honda... sẽ được lợi nhất. Ngược lại, các hãng thuần hoặc bán phần lớn xe nhập như Suzuki, Mitsubishi, Volkswagen... nhiều khả năng gia tăng khuyến mãi để cạnh tranh.
Theo Báo điện tử VnExpress
Có thể giảm 50% lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước từ 1/8
Bộ Tài chính đề xuất ưu đãi cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước trong thời gian 6 tháng, như ba lần trước.
vnexpress.net