Hiện nay Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã "trồng" thêm khá nhiều biển báo hiệu, cấm taxi trong giờ cao điểm trên các đường phố trọng tâm, nhằm hạn chế tắc đường trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất (2018).
Tuy nhiên, việc hạn chế tắc đường nêu trên, phải hiểu chính xác là trước và sau Tết Nguyên đán. Còn trong Tết Nguyên đán lại “vô tư”, chẳng sợ tắc đường. Vì số lượng người ở các tỉnh về quê ăn Tết hết cả. Kinh nghiệm sáng mồng một, mồng hai Tết ra phố năm nào cũng thấy "xông xênh".
Đặc biệt, việc dựng biển báo cấm taxi trong giờ cao điểm là thất cách. Bởi vì thực tế có không ít trường hợp đi cấp cứu, những người đau đẻ không thể đi xe bus, hay xe đặc chủng 115. Đấy là còn chưa kể một số cán bộ cao cấp đi làm hàng ngày (trong giờ cao điểm) bằng taxi.
Và để góp phần hạn chế tắc đường Hà Nội trước, sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất (2018), tôi kiến nghị với cơ quan chức năng năm biện pháp thiết thực:
Thứ nhất, phát huy tối đa khả năng thông xe của những đường phố một chiều. Rà soát lại toàn bộ mạng lưới đường phố. Trên cơ sở đó, quy định thêm những đường phố một chiều (trong điều kiện có thể). Ví dụ, quy hoạch toàn bộ đường Thụy Khuê thành một chiều. Tránh nửa vời hiện tại, đoạn từ ngã ba dốc Tam Đa đến trường THPT Chu Văn An đang cho đi hai chiều, thường xuyên gây ách tắc giao thông. Kinh khủng nhất ở ngã ba Thụy Khuê-dốc La pho.
Thứ hai, chỉnh sửa lại những cụm đèn tín hiệu tê liệt ở trước cửa Bưu điện Bờ Hồ và bất hợp lý ở ngã tư đường Hùng Vương-Phan Đình Phùng. Cụ thể đèn tín hiệu cho người đi bộ sang đường (trước cửa Bưu điện Bờ Hồ) cần được phục hồi vào những ngày thường. Và chỉ tắt đèn vào ngày phố đi bộ-thứ 7, chủ nhật. Đồng thời, cần gỡ bỏ đèn tín hiệu phụ-cho xe rẽ phải khi đèn đỏ tại ngả đường Phan Đình Phùng-Hùng Vương. Bởi mật độ xe rẽ phải không nhiều; nếu cứ để đèn tín hiệu phụ-cho xe rẽ phải khi đèn đỏ, đang gây phản tác dụng-ùn ứ đường triền miên tại ngã tư này.
Ngoài ra theo kinh nghiệm thủ đô Bangkok Thái Lan, nên lắp đặt đèn tín hiệu cảnh báo có người đi bộ sang đường trên vạch sơn “ngựa vằn”, ở những đoạn đường phố, không phải ngã ba, ngã tư.
Đèn cảnh báo tại Bangkok.[/i]
Thứ ba, tiếp tục lắp dựng thêm các cầu bộ hành cho người đi bộ sang đường ở ngã tư Nghĩa Tân-Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy) và ngã ba đường Cổ Linh-ngõ 206 (quận Long Biên)… để tạo điều kiện, chiếu cố những người đi bộ sang đường đúng Luật Giao thông.
Thứ tư, nên bỏ biển báo hiệu cấm taxi trong giờ cao điểm, ở những đường phố xét thấy không thật sự cần thiết. Và hạ những biển thí điểm “nơi dừng, đỗ taxi”. Biển này quá "vô duyên", do lẫn lộn giữa xe bus và taxi.
Thứ năm, lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra kiểm soát cơ động-không “dậm chân tại chỗ”, để hướng dẫn giao thông, ngăn ngừa những người đi đường vi phạm Luật Giao thông. Xử lý kịp thời các trường hợp lái xe hách đừng xe bừa bãi-sau khi xuất bến; người lái môtô, xe gắn máy 2 bánh chạy đủng đỉnh-gây cản trở giao thông vì “còn” mải nghe điện thoại di dộng…
Theo độc giả Nguyễn Thành Lập (VnExpress)Kỹ sư, cựu sĩ quan cao cấp công an
Tuy nhiên, việc hạn chế tắc đường nêu trên, phải hiểu chính xác là trước và sau Tết Nguyên đán. Còn trong Tết Nguyên đán lại “vô tư”, chẳng sợ tắc đường. Vì số lượng người ở các tỉnh về quê ăn Tết hết cả. Kinh nghiệm sáng mồng một, mồng hai Tết ra phố năm nào cũng thấy "xông xênh".
Đặc biệt, việc dựng biển báo cấm taxi trong giờ cao điểm là thất cách. Bởi vì thực tế có không ít trường hợp đi cấp cứu, những người đau đẻ không thể đi xe bus, hay xe đặc chủng 115. Đấy là còn chưa kể một số cán bộ cao cấp đi làm hàng ngày (trong giờ cao điểm) bằng taxi.
Và để góp phần hạn chế tắc đường Hà Nội trước, sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất (2018), tôi kiến nghị với cơ quan chức năng năm biện pháp thiết thực:
Thứ nhất, phát huy tối đa khả năng thông xe của những đường phố một chiều. Rà soát lại toàn bộ mạng lưới đường phố. Trên cơ sở đó, quy định thêm những đường phố một chiều (trong điều kiện có thể). Ví dụ, quy hoạch toàn bộ đường Thụy Khuê thành một chiều. Tránh nửa vời hiện tại, đoạn từ ngã ba dốc Tam Đa đến trường THPT Chu Văn An đang cho đi hai chiều, thường xuyên gây ách tắc giao thông. Kinh khủng nhất ở ngã ba Thụy Khuê-dốc La pho.
Thứ hai, chỉnh sửa lại những cụm đèn tín hiệu tê liệt ở trước cửa Bưu điện Bờ Hồ và bất hợp lý ở ngã tư đường Hùng Vương-Phan Đình Phùng. Cụ thể đèn tín hiệu cho người đi bộ sang đường (trước cửa Bưu điện Bờ Hồ) cần được phục hồi vào những ngày thường. Và chỉ tắt đèn vào ngày phố đi bộ-thứ 7, chủ nhật. Đồng thời, cần gỡ bỏ đèn tín hiệu phụ-cho xe rẽ phải khi đèn đỏ tại ngả đường Phan Đình Phùng-Hùng Vương. Bởi mật độ xe rẽ phải không nhiều; nếu cứ để đèn tín hiệu phụ-cho xe rẽ phải khi đèn đỏ, đang gây phản tác dụng-ùn ứ đường triền miên tại ngã tư này.
Ngoài ra theo kinh nghiệm thủ đô Bangkok Thái Lan, nên lắp đặt đèn tín hiệu cảnh báo có người đi bộ sang đường trên vạch sơn “ngựa vằn”, ở những đoạn đường phố, không phải ngã ba, ngã tư.
Thứ ba, tiếp tục lắp dựng thêm các cầu bộ hành cho người đi bộ sang đường ở ngã tư Nghĩa Tân-Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy) và ngã ba đường Cổ Linh-ngõ 206 (quận Long Biên)… để tạo điều kiện, chiếu cố những người đi bộ sang đường đúng Luật Giao thông.
Thứ tư, nên bỏ biển báo hiệu cấm taxi trong giờ cao điểm, ở những đường phố xét thấy không thật sự cần thiết. Và hạ những biển thí điểm “nơi dừng, đỗ taxi”. Biển này quá "vô duyên", do lẫn lộn giữa xe bus và taxi.
Thứ năm, lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra kiểm soát cơ động-không “dậm chân tại chỗ”, để hướng dẫn giao thông, ngăn ngừa những người đi đường vi phạm Luật Giao thông. Xử lý kịp thời các trường hợp lái xe hách đừng xe bừa bãi-sau khi xuất bến; người lái môtô, xe gắn máy 2 bánh chạy đủng đỉnh-gây cản trở giao thông vì “còn” mải nghe điện thoại di dộng…
Theo độc giả Nguyễn Thành Lập (VnExpress)Kỹ sư, cựu sĩ quan cao cấp công an