lehung-autodaily
Administrator
Đối với dân yêu xe cổ Việt Nam, nhắc tới xe Jeep không ai là không biết, thậm chí người Việt còn đặt cho nó một cái tên khác ngoài “tên cúng cơm” đó là “Jeep lùn”.>> Bạn có thể bình luận về bài viết này trên http://www.facebook.com/AutodailyNhưng có lẽ có ít người biết đến rằng, “Jeep lùn” còn gắn liền với ngày tháng 4 lịch sử cách đây 37 năm mà cả dân tộc đang tưng bừng kỷ niệm.Trưa ngày 30/4/1975, chiếc xe Jeep M151 mang biển số 15570 đã được Trung đoàn phó Trung đoàn 66 (sư đoàn 304) Đại úy Phạm Xuân Thệ sử dụng đưa Tổng thống chế độ Sài Gòn Dương Văn Minh sang đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.Khi đó, chiếc Jeep vốn chỉ thiết kế để chở 4 người đã chở tới 8 người. Hiện nay, chiếc Jeep biển số 15570 được phục chế từ một chiếc M151A2 trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.Chiếc xe Jeep M151A2 số hiệu 15570 trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự.Jeep M151 được Quân đội Mỹ đưa tới Việt Nam cùng nhiều phương tiện khí tài chiến tranh khác (máy bay, xe tăng, pháo…). M151 chủ yếu làm phương tiện di chuyển cho binh lính, sĩ quan Mỹ ở Việt Nam, tất nhiên nó cũng được viện trợ cho Quân đội Sài Gòn, số lượng có thể lên tới hàng nghìn chiếc. M151 cũng được xem là đặc trưng trên đường phố miền Nam giai đoạn 1960-1970.Jeep M151 được Công ty Ford sản xuất từ năm 1951 theo đơn đặt hàng của Bộ Chỉ huy Hậu cần Quân đội Mỹ.M151 ban đầu được phát triển và sản xuất chủ yếu bởi hãng Ford, sau này tới biến thể M151A2 có thêm sự tham gia của hãng Kaiser Jeep và AM General.Trong giai đoạn 1959-1982, hơn 100.000 chiếc Jeep M151 đã được xuất xưởng và có mặt ở khoảng 100 quốc gia trên thế giới.M151 dùng thiết kế kiểu monocoque liền khối và kích thước tương tự ‘tiền bối’ M38. Xe có kích thước 3.370 x 1620 x 1.800 m, trọng lượng không tải hơn 1 tấn.M151 MUTT được trang bị động cơ 4 xylanh dung tích 2.320 cc, công suất 72 mã lực tại vòng tua máy 4.000 vòng/phút, mômen xoắn 128 lb-ft tại 1.800 vòng/phút. Xe sử dụng hộp số 4 cấp và hệ dẫn động 4 bánh chủ động.M151 có hai biến thể chính M151A1 (ra đời năm 1964) và M151A2 (ra đời năm 1970). Ngoài ra, từ hai biến thể đó người ta còn còn biến Jeep thành những “vũ khí chết người” như: M151A1C trang bị pháo không giật cỡ 106mm, M151A1D trang bị pháo không giật bắn đạn nguyên tử M388, M151A2 TOW trang bị tên lửa chống tăng điều khiển qua dây dẫn TOW.Biến thể M151A2 TOW phóng tên lửa chống tăng.Rất nhiều dòng xe đa dụng hạng nhẹ như Jeep sau khi đáp ứng nhu cầu cho quân đội, thường sẽ được đưa sang thị trường dân sự. Tuy nhiên, M151 mắc lỗi thiết kế dẫn tới việc nó không bao giờ được chấp nhận cho thị trường dân sự.Theo lực lượng quân đội, chiếc xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn khi chạy trên đường cao tốc. Nguyên nhân chỉ ra do hệ thống treo cầu sau quá nhẹ với tải trọng nên khi chạy trên đường cao tốc, vào các khúc cua dễ làm xe bị lật.Tất nhiên, việc thiếu an toàn này không chỉ tồn tại trên thị trường dân sự, đơn giản những chiếc M151 cũng được binh sĩ chạy bon bon trên đường phố bình thường chứ không phải chỉ trên chiến trường.Buồng lái "giản dị" của Jeep.Vì thế, khi chưa có cải tiến triệt để, người ta đã nghĩ ra nhưng giải pháp “đơn giản ai cũng làm được” để đảm bảo an toàn, người ta dùng thùng đạn đựng cát đặt ở băng ghế sau làm tăng tải trọng phía sau xe. Tất nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế, vì không ai đủ sức suốt ngày xúc cát vào và lại đổ cát ra.Tới biển thể M151A1, người ta cố gắng cải tiến hệ thống treo cầu sau để đảm bảo an toàn hơn nhưng nó vẫn chưa thay đổi nhiều. Tới biến thể M151A2 người ta cải tiến triệt đổ bằng việc phải thiết kế lại hệ thống treo phía sau.Băng ghế sau với hai máy liên lạc thông tin.Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn coi M151 “không an toàn với người dân khi sử dụng trên đường cao tốc” nên vẫn hạn chế việc đưa nó ra ngoài quân đội.Phải tới khi, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu loại dần M151 ra khỏi quân đội để thay thế dần bằng Humvee thì những chiếc xe này bằng cách này, cách khác (mặc dù không được phép) mới đến tay người yêu chiếc xe chiến trường này. Ở Việt Nam, dân yêu xe Jeep chủ yếu dùng hai biến thể M151A1/A2, nguồn hàng đến từ nhiều nơi.Hồng Hà (theo PLXH)