Ngành công nghiệp ôtô đang đi lên không ngừng. Khí động học trở thành khái niệm được chú trọng trong quá trình phát triển một chiếc xe. Đặc biệt là siêu xe. "Giọt nước" là hình dạng tối ưu khí động học nhất, giảm tối đa lực cản gió. Nhưng, sẽ chẳng có ai bỏ tiền mua một chiếc xe "thảm họa" như vậy. Bài toán khó đến đâu cũng có lời giải. Khí động học cũng vậy.
Nhìn vào một chiếc xe hơi bất kỳ, trông chúng giống như hộp chiếc hộp di chuyển. Tuy nhiên, các nhà thiết kế tìm mọi cách để giảm lực cản gió nhất có thể, nếu nhìn vào các chi tiết nhỏ, hay đơn giản là thay đổi góc nhìn. Ví dụ như chiếc Porsche 919 Hybird với cabin thiết kế dạng giọt nước khi nhìn từ trên xuống.
Porsche 919 Hybrid với buồng lái hình giọt nước.[/i]
Ở siêu xe, tầm quan trọng của khí động học được đẩy lên một tầm cao hơn. Các kỹ sư khí động học hóa mọi chi tiết. Từ thiết kế mặt trước, bổ sung các hốc gió bên, mui xe, khuếch tán gió, hay cả chi tiết nhỏ là cột C.
Có thể kể ra một số ví dụ như Ferrari 599 GTB, McLaren 570S, Honda NSX 2017 hay Ford GT, đều có điểm chung là cột C không đơn thuần để bảo vệ người ngồi trong khi lật xe, mà hơn thế, các kỹ sư bổ sung một khoảng trống. Chúng có tác dụng giống như một ống dẫn, giúp đường gió xuôi thẳng về hướng cách gió. Tạo sức ép lên thân xe và tránh nhiễu loạn không khí ở vùng đuôi xe, giúp lực cản gió giảm xuống.
Dòng "hyper car" lại theo một cách khác, như Ferrari LaFerrari và McLaren P1 không cần kiểu cột C như vừa kể trên. Bởi cabin thiết kế theo dạng giọt nước, thu nhỏ dần về phía sau. Tương tự Porsche 919 Hybird. Một đặc trưng khác của dòng xe động cơ đặt sau là phần dưới cột C có thêm hốc hút gió cỡ lớn, có vai trò lấy không khí cho động cơ.
Ferrari LaFerrari khi nhìn từ trên xuống.[/i]
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt. Đơn cử như Chevrolet C7 Corvette đặt một cửa dẫn gió ngay cột C làm mát hệ truyền động. Audi R8 dù đặt động cơ phía sau, nhưng hốc hút gió bên chỉ để cho "đẹp". Aston Martin DB11 có kiểu hút gió qua cột C vào bên trong rồi mới bị đẩy ra ngoài ngay đầu cánh gió.
Thế Anh (Trithucthoidai)
Nhìn vào một chiếc xe hơi bất kỳ, trông chúng giống như hộp chiếc hộp di chuyển. Tuy nhiên, các nhà thiết kế tìm mọi cách để giảm lực cản gió nhất có thể, nếu nhìn vào các chi tiết nhỏ, hay đơn giản là thay đổi góc nhìn. Ví dụ như chiếc Porsche 919 Hybird với cabin thiết kế dạng giọt nước khi nhìn từ trên xuống.
Ở siêu xe, tầm quan trọng của khí động học được đẩy lên một tầm cao hơn. Các kỹ sư khí động học hóa mọi chi tiết. Từ thiết kế mặt trước, bổ sung các hốc gió bên, mui xe, khuếch tán gió, hay cả chi tiết nhỏ là cột C.
Có thể kể ra một số ví dụ như Ferrari 599 GTB, McLaren 570S, Honda NSX 2017 hay Ford GT, đều có điểm chung là cột C không đơn thuần để bảo vệ người ngồi trong khi lật xe, mà hơn thế, các kỹ sư bổ sung một khoảng trống. Chúng có tác dụng giống như một ống dẫn, giúp đường gió xuôi thẳng về hướng cách gió. Tạo sức ép lên thân xe và tránh nhiễu loạn không khí ở vùng đuôi xe, giúp lực cản gió giảm xuống.
Dòng "hyper car" lại theo một cách khác, như Ferrari LaFerrari và McLaren P1 không cần kiểu cột C như vừa kể trên. Bởi cabin thiết kế theo dạng giọt nước, thu nhỏ dần về phía sau. Tương tự Porsche 919 Hybird. Một đặc trưng khác của dòng xe động cơ đặt sau là phần dưới cột C có thêm hốc hút gió cỡ lớn, có vai trò lấy không khí cho động cơ.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt. Đơn cử như Chevrolet C7 Corvette đặt một cửa dẫn gió ngay cột C làm mát hệ truyền động. Audi R8 dù đặt động cơ phía sau, nhưng hốc hút gió bên chỉ để cho "đẹp". Aston Martin DB11 có kiểu hút gió qua cột C vào bên trong rồi mới bị đẩy ra ngoài ngay đầu cánh gió.