Michael Vernon Robinson – người nặng lòng với thiết kế Ý

Tiểu Long

Chuyên gia
Michael Vernon Robinson sinh năm 1956 tại thành phố Los Angeles của Mỹ. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình tại Open Design, gần như ngay sau đó ông đã xây dựng studio cho riêng mình. Nhưng Chris Bangle đã nhận ra tài năng trẻ này và mời ông về Fiat. Đến năm 40 tuổi ông đã trở thành giám đốc thiết kế của Lancia. Năm 2009 ông trở thành giám đốc thiết kế cho Bertone đồng thời là người chịu trách nhiệm thiết kế chính cho mẫu concept Alfa Pandion và Bertone B99 được ra mắt trong dịp kỷ niêm 99 năm thành lập thương hiệu Jaguar.
Ngay từ khi còn là sinh viên Robinson đã có điều kiện được thực tập tại Ford. Mặc dù vậy ông vẫn cảm thấy rất thất vọng về các mẫu thiết kế của xe hơi Mỹ, nhưng may mắn là ông đã tìm thấy sự thích thú với nước Ý – cái nôi của nghệ thuật Châu âu. Chính vì lẽ đó ông đã chuyển đến Turin, nơi ông có thể thỏa chí với những ý tưởng tiên tiến và thiết kế đầy sáng tạo.
robinson-bertone-01.jpg
Michael Robinson - Giám đốc thiết kế Bertone[/i]
Sinh ra và lớn lên tại Los Angeles, Robinson ngay từ khi còn bé đã được giáo dục làm sao để “bước đi như một người khổng lồ và nói chuyện như một vị thánh”. Tuy nhiên, 30 năm lăn lộn với công việc đã giúp ông hiểu rằng để làm nên một cuộc cách mạng trong ngành thiết kế xe hơi hoàn toàn không đơn giản. Ông trở nên điềm tĩnh hơn để biết giữ lại sự nhiệt huyết của tuổi trẻ còn để lại đằng sau những giấc mơ quá xa vời. Mọi lời khen ngợi và phê bình đều được ông đón nhận bằng nụ cười trên môi. Và chính đức tính khiêm tốn đã giúp ông ghi điểm với cánh báo chí và giới truyền thông.
Trong suốt sự nghiệp thăng trầm của mình, Robinson đã nhận được rất nhiều sự ca ngợi cũng như sự chỉ trích mạnh mẽ. Người bạn thân thiết của Robinson là Chris Bangle đã tạo nên một cuộc cách mạng về thiết kế dẫn đến việc bùng nổ doanh số bán hàng của BMW, nhưng cuộc cách mạng của ông thì không đạt được thành công tương tự. Không sụp đổ trước thất bại, 4 năm trước ông chuyển đến Bertone trong hoàn cảnh hãng này đang vật lộn với khó khăn. Liên tục đưa ra 4 mẫu concept và đặc biệt là concept gần nhất vào đầu năm nay, Robinson vẫn đang khiến cho nhiều người đặt câu hỏi, liệu ông có thể vực dậy Bertone? Hay mọi nỗ lực và cố gắng của ông đã là quá muộn?
robinson-bertone-2%2B-2-jet-04.jpg
Bertone Jet 2 + 2[/i]
Vào đầu năm nay, Bertone gây bất ngờ cho thị trường với mẫu xe mới mang tên Jet 2 + 2, được dựa trên thiết kế của chiếc Aston Martin Rapide vô cùng nổi tiếng. Sự thích thú và quân tâm của mọi người đối với Jet 2 + 2 khiến Robinson hài lòng và cảm thấy thực sự xứng đáng. Ông chia sẻ: “Nhiều người nghĩ thiết kế này rất đơn giản, nhưng thực ra không phải. Không phải đơn thuần là làm ra một chiếc Jaguar dựa trên chiếc Aston. Chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian để tìm ra một tỷ lệ thích hợp. Điều đó khiến cho cảm giác lái vô cùng thích thú và mới lạ. Đúng là chúng tôi chỉ dựa trên những gì có sẵn, nhưng lựa chọn ra tinh hoa để tổng hợp lại thì vô cùng khó khăn”.
Khi được hỏi ông có cảm thấy thành công vừa rồi là một phần thưởng cho bản thân hay không? Robinson niềm nở cười: “Đó là niềm vui không chỉ cho tôi mà cả khách hàng. Với cương vị là một nhà thiết kế, tôi cảm thấy các mẫu concept đem lại cho tôi nhiều thành công hơn, vì thành công của các mẫu xe được sản xuất trong thực tế thường chịu ảnh hưởng lớn bởi doanh số bán hàng. Là nhà thiết kế, ai cũng muốn mẫu thiết kế của mình đi vào sản xuất, nhưng để đạt được điều đó chúng tôi phải trải qua rất nhiều khó khăn đến từ các CEO, các nhà sản xuất, cũng như hệ thống tiếp thị và bán hàng. Vì vậy để một chiếc xe thành công từ bản vẽ đến ngoài cuộc sống là rất khó. Điển hình là các dự án tâm huyết nhất của tôi thường không thành công trong khâu bán hàng”.
Lancia-thesis.jpg
Lancia Thesis[/i]
“Tôi luôn luôn cảm thấy hứng thú với mẫu xe Lancia Thesis, mặc dù chẳng ai muốn mua nó. Thực sự nó không phải là một mẫu thiết kế tồi, nhưng trước đó Lancia đã mất quá nhiều uy tín với mẫu Kappa. Khi làm việc tại Lancia tôi đã thiết kế cho Thesis có được nhưng nét truyền thống của thương hiệu này, như một tấm lưới tản nhiệt thẳng đứng. Và khi chúng tôi cảm thấy tự tin nhất để quay lại thị trường thì công ty lại tỏ ra yếu kém, không có quảng cáo hay tiếp thị, việc ra mắt bị trì hoãn đến 1 năm rưỡi chỉ vì các vấn đề điện tử. Trong thời gian đó, các hãng xe Đức trở thành một đế chế bất khả xâm phạm, các nhà sản xuất Hàn Quốc dành cả thập kỷ để khẳng định mình và giờ đây không ai dám cười nhạo họ nữa. Nói chung chúng tôi đã đánh mất quá nhiều thời gian”.
Robinson cũng thừa nhận rằng cần phải có một tập đoàn như Fiat để đối chọi lại các thế lực đến từ Đức, Mỹ. Có thể vào lúc này người Ý đang ngủ quên trong thành công, họ luôn vỗ ngực rằng tôi là người Ý, đại diện cho phong cách thiết kế tinh hoa nhất thế giới … nhưng họ quên mất rằng việc họ cần làm là phục vụ khách hàng. Một lịch sử huy hoàng cần được duy trì bằng hành động. Nước Ý đang dần mất đi vị thế thống trị về thiết kế công nghiệp. Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy điều đó, mới đây nhất là sự kiện Volkswagen thôn tính Giugiaro, giống như cách họ đã từng làm với các thương hiệu sừng sỏ khác như Lamborghini và Bugatti.
robinson-bertone-07.jpg
Robinson nặng lòng với thiết kế Ý[/i]
Trong khi các thương hiệu ở Trung Quốc và Ấn Độ đang nhanh chóng xây dựng các studio thiết kế cho riêng mình, bắt đầu bước vào cuộc đua ở đẳng cấp cao thì Bertone cũng không thể khoanh tay đứng nhìn. Hãng xe Ý muốn thuyết phục cả thế giới rằng sản phẩm của họ luôn tốt hơn so với những thiết kế trước đây. Người Trung Quốc rất thích một chiếc xe kiểu dáng châu Âu với giá thành Trung Quốc, vì vậy Robinson đem đến cho họ các mẫu thiết kế lịch lãm và trang nhã của châu Âu, nhưng vẫn thỏa mãn nhu cầu về giá cả. Nhờ đó các mẫu thiết kế mới giúp Bertone rút ngắn khoảng cách với các đối thủ.
“Để đuổi kịp châu Âu, người Nhật mất 40 năm, người Hàn Quốc mất 20 năm, và người Trung Quốc có thể chỉ cần 10 năm. Tôi đã nghiên cứu xem các sản phẩm cần mất bao lâu để có 50 triệu khách hàng trên toàn cầu…với động cơ hơi nước là 134 năm, với ánh sang điện là 80 năm, 14 năm cho máy tính và chỉ vẻn ven 4 năm đối với internet. Đó chính là gia tốc xã hội. Vì thế chúng tôi phải tăng tốc quá trình phát triển, dùng thời gian ngắn để mở rộng. Điều đó đòi hỏi người lãnh đạo phải có một cái nhìn rộng mở”. Robinson cảm thấy thật may mắn khi Bertone đang sống lại sau quãng thời gian tuột dốc, viết tiếp các chương mới nối dài 100 năm lịch sử. Và ông tin rằng với sự cống hiến của mình, Bertone sẽ hồi sinh.
Phan Liên (TTTĐ)
 
Back
Top