Tiết lộ thú vị của dân chơi xe chính hiệu

lehung-autodaily

Administrator
Trò chuyện với tôi, Lục nhấm nhẳng trách bâng quơ rằng có người đã từng gọi những chiếc xe cổ của dân chơi xe là "quái thú".>> Vespa Henry IX – niềm đam mê của tôi (P.1)>> Vespa PX 2012 – Giá trị của tình yêu>> Trải nghiệm “bản sao” của huyền thoại Piaggio PX>> Khai mạc triển lãm ảnh về Vespa LXVMỗi người một "gu"Quá nửa ngày được theo chân một tay chơi xe có tiếng của Hà thành tên Lục, PV đã ghi lại được rất nhiều chia sẻ thú vị của dân ghiền xe. Ban đầu, Lục hẹn tôi ở một địa chỉ sửa xe chuyên nghiệp mà giới chơi xe hay lui tới nằm trên đường Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Chốc chốc lại có một khách mê các loại xe cổ tìm đến.Chiếc xe Lam được dân chơi "tậu" từ Vũng Tàu về đang được độ lạiTheo lời kể của Lục, chơi xe cổ có hai khái niệm chính, một là xe đã nổi tiếng ở Việt Nam, thế giới, hai là người ta muốn mua những xe mà thời kỳ trước gia đình người ta đã từng sử dụng. Những loại xe cổ thường được sưu tầm trong Sài Gòn. Thông dụng nhất có lẽ phải kể đến xe Cup. Cup có nhiều đời, giới trẻ phân biệt xe Cup máy cánh ghi đông vểnh với xe Cup thường. Giới chơi xe đánh giá từng model năm sản xuất, từ thời xe Dame Sài Gòn. Xe Dame thường được sản xuất vào những năm 1965, 1967, 1968. Dame theo tiếng Pháp nghĩa là phụ nữ. Hiện nay, dòng xe Dame trong phía Nam vẫn còn nhiều người đi nhưng đa số đã sửa chữa nát. Trong nhóm chơi xe của Lục cũng sưu tầm được nhưng tất cả phụ tùng xe phải là nguyên bản. Ở Hà Nội hiện chỉ có 4 - 5 người sở hữu loại xe Dame nguyên bản này trong đó có Lục. Xe Dame xưa có hai màu đó là màu xanh su hào dành cho dân sự và có một đời do chính quyền Sài Gòn dùng cho quân nhân nên xe được sơn màu đỏ.Khi tôi hỏi về giá cả, Lục quả quyết: "Đã là đồ xưa cổ thì không thể nói giá được vì nó không có sẵn. Nói mạo muội lại thành ra lố. Về giá trị, trên thế giới xe đó không có giá trị cao nhưng nó có giá trị lịch sử đối với Việt Nam. Nó là một thời chiến tranh của nước ta. Nhất là xe 67, xe hiện không bán trên thị trường thế giới. Nhật Bản sản xuất nhiều xe đó nhưng riêng phiên bản sản xuất cho Việt Nam lại khác. Những loại xe cổ xưa này, với người không thích thì chả đáng nhưng theo tôi biết có người bỏ ra trăm triệu để mua".Giới chơi xe cổ sẽ không tìm chọn dòng xe Nhật mà họ hay tìm các dòng xe Pháp, Ý, Đức, đó chủ yếu là các dòng xe tư bản. Ngoài việc phải là xe cổ thì xe đó phải là thương hiệu nổi tiếng. Nhiều xe hiện nay trong nước đã "tuyệt chủng" thì giới chơi xe bằng nhiều nguồn khác nhau lại săn lùng ở nước ngoài. Hiện có những dòng xe mà ngay cả người sưu tầm nước ngoài không kiếm được. Lục chỉ cho tôi xem một chiếc xe Adler của Đức - theo anh, đây là dòng xe hiếm, những thanh niên Đức có khi cũng không biết. Dòng xe Adler đã dừng sản xuất cách đây hơn nửa thế kỷ, hãng sản xuất cũng đã sập tiệm nhưng ở nước ngoài có hội chơi xe này. Những món phụ tùng xe được đem giao lưu trên trang bán hàng qua mạng Ebay. Với những phụ tùng không mua được thì có thể dùng công nghệ mới chế lại.Hàng ngày, Lục vẫn lưu thông bằng xe số, xe ga, anh bảo "món xe xưa chỉ dành cho những ngày đẹp trời vì loại xe cổ hay bị hỏng hóc". Anh tiết lộ, ở Hà Nội có 4 - 5 người chơi xe có đẳng cấp, chẳng hạn: Vinh "hàng Bún", Tuấn "nghiện", Hiếu "ảnh"... Mỗi người chơi xe có một chủ đề, người chỉ thích xe tư bản, người thích xe xã hội chủ nghĩa, người lại chỉ thích Cup, xe ba bánh. Mỗi hội lại có những slogan riêng. Hội chơi xe ba bánh có câu: "Ngại nhất là chống chân", vì có ba bánh thì không bao giờ người lái phải chống chân như các loại xe khác; Hội "Thiên thần đen" (chơi xe phân khối lớn) có slogan: "Tự do là trên hết”; Hội chơi xe Harley có câu: "Đi để sống, sống để đi, đi là còn sống, sống là phải đi".Hai chiếc Min đang được "độ" lạiSở thích phá xe và bỏ tiền làm cho xe cũDẫn tôi đến thăm một xưởng sửa xe mà Lục gọi vui là "HTX phá xe" (phá ra để độ), Lục bảo, độ xe cũng theo phong cách, tính cách từng người. Có người chỉ thích phá xe độ lại, dáng xe hay được độ nhất là xàng xe dài chìa ra phía trước hoặc tháo bớt phụ tùng rườm rà làm cho xe gọn lại. Có người lại thích làm bóng, mới đồ xưa. Lục lại có sở thích mất tiền để làm cho xe cũ đi. Ngay đến cái áo da, Lục cũng phải mài lớp ngoài cho sờn bớt. Tại đây, tiếng nẹt pô liên hồi, hai người thợ trẻ đang chăm chú độ xe theo yêu cầu của dân chơi, một chiếc xe Lam biển 72 (Vũng Tàu) đang lắp dở, Lục cho biết chiếc xe này có từ thời Nguyễn Văn Thiệu. Một chiếc Min độ thành màu mìn. Lục chỉ vào chiếc Min, hớn hở: "Trước em là Min giờ em thành mìn".Anh chia sẻ về những chuyến đi xuyên Việt một mình với xe cổ. Khi người ta đã mê thì dù sở hữu gần 200 xe cổ họ vẫn cứ muốn mua thêm. Lục không giải thích gì thêm ngoài từ "ham". Với anh, trong mỗi cái xe có điểm mạnh điểm yếu, khi mê vì một lý do gì đó chỉ mình cảm nhận được trong khi người khác không thể hiểu. Nói đoạn, Lục còn nhấm nhẳng trách bâng quơ rằng có tờ báo đã từng gọi những chiếc xe cổ của dân chơi xe là "quái thú". Anh lý giải: "Xe được chúng tôi gọi là tình yêu hoặc một cụm từ mỹ miều mà mình thích chứ không phải từ mang tính chất quái dị, giật gân. Nhiều người đã không hiểu tâm huyết của người chơi. Xe có khác gì đứa con cưng của dân ghiền xe đâu. Tôi ví dụ đơn giản, em đẻ ra đứa con rồi người ta bảo con em là quái thú thì không điên mới lạ"."Người tình trăm năm" của dân mê xeLục gọi xe Harley của mình là "người tình trăm năm". Anh bảo sẽ đi "em ấy" cho đến lúc nào chết và không bao giờ bán, nếu có điều kiện thì mua thêm. Có những khi, anh phải đi vay tiền để mua xe vì khi đó đã máu quá nên phải liều rồi tìm cách trả sau. Theo Lục, người chơi xe cổ quan trọng nhất là tư tưởng. Đâu cứ phải có nhiều tiền mới chơi được xe xưa. Người ta có thể mua xe của Liên Xô sản xuất cách đây nửa thế kỷ, có khi còn đi xấu hơn xe thồ, xe ôm. Ngoài ra, công sức, thời gian, tiền của là những thứ mà dân ghiền xe phải đầu tư nhiều.* Tên nhân vật đã được đổi.Theo Yến Dương (nguoiduatin.vn)
 
Back
Top