lehung-autodaily
Administrator
Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam nước ta trước 1975 và cho đến nay. Bài viết hệ thống lại một cách khá toàn diện về những chiếc xe gắn máy đã hiện diện tại miền Nam trước 1975.>> Bạn có thể bình luận về bài viết này trên http://www.facebook.com/AutodailyMobylette, Vélosolex – Nét duyên dáng từ PhápNói đến xe gắn máy thì chắc là mọi người sống tại miền Nam trước đây đều biết đến xe Mobylette. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên chúng hiện diện rất nhiều trên đường. Xe Mobylette do hãng Motobécane chế tạo nhưng nhiều người biết đến tên Mobylette hơn là Motobécane.Xe Mobylette ở Việt Nam có loại Mobylette vàng và Mobylette xanh. Cả hai đều dùng động cơ 49,99cc để được xếp vào loại vélomoteur, không cần bằng lái. Mobylette vàng nhỏ, chỉ có ống nhún phía trước, trong khi Mobylette xanh thì lớn, nặng hơn có ống nhún ở cả bánh trước lẫn bánh sau nên đi êm hơn và giá cao hơn."Chất" Sài Gòn xưaXe Mobylette xem chừng không thay đổi nhiều lắm qua nhiều năm. Loại xe này trong thập niên 1950 thân là những ống tuýp hàn lại. Qua thập niên 1960 thì thân làm bằng tôn ép. Màu sắc cũng ít thay đổi. Có lúc Mobylette vàng đổi thành Mobylette xám. Xe Mobylette được chế tạo để dễ sử dụng. Xe không cần sang số mà dùng embrayage automatique (dây ga tự động), vặn ga lớn thì xe chạy nhanh, vặn ga nhỏ lại thì xe chạy chậm và đứng lại. Khi muốn nổ máy thì chỉ cần đạp cho nhanh là xe nổ máy. Đạp mãi không nổ thì chỉ gần gạt môt cái chốt ở đĩa có dây cu-roa ăn vào động cơ để tách rời động cơ và bánh sau thì có thể đạp bộ về nhà.Một góc đường Sài Gòn với Solex, Vespa, Mobylette, Honda...Nếu có khi nào trong lúc bạn đạp xe đạp rồi nghĩ bụng sao không gắn một cái động cơ nhỏ lên xe đạp để khỏi phải đạp thì ý nghĩ đó đã có người nghĩ đến và chế tạo ra chiếc Vélosolex. Xe Vélosolex là một chiếc xe đạp có gắn động cơ lên bánh trước. Động cơ này làm lăn một cục đá tròn phía dưới. Khi người lái kéo cái cần trước mặt thì cục đá nâng lên khỏi bánh trước và có thể đạp như xe đạp. Khi đạp đến một tốc độ nào đó, hạ cần xuống thì tốc độ của xe làm cho động cơ nổ máy và động cơ kéo chiếc xe đi bằng bánh trước. Khi xe đã chạy ngon trớn thì người lái có thể rút chân lên miếng để chân nhỏ ở giữa xe mà ngồi một cách thoải mái. Từ một ý kiến rất giản dị phát xuất giữa thế kỷ 20, xe Vélosolex vẫn còn tồn tại qua đến đầu thế kỷ 21.Vélosolex thông dụng trong giới sinh viênVì cách sử dụng giản dị, trọng lượng nhẹ nhàng nên các xe Mobylette, Vélosolex thông dụng trong giới sinh viên, học sinh và phái nữ.Vespa, Lambretta – Lãng tử chất ÝỞ một hạng cao hơn là các xe scooter của Ý: Vespa, Lambretta. Các xe scooter này vì lòng máy lớn hơn 50cc, nhỏ nhất là 125cc hoặc 150cc hoặc 200cc tùy theo kiểu, nên không còn được xếp vào loại vélomoteur. Người sử dụng phải trên 18 tuổi và phải có bằng lái. Vì thế, những người đi xe Vespa, Lambretta thường là ở tuổi trung niên và có đời sống cũng tương đối khá vì xe scooter đắt hơn.Những chiếc xe Vespa ở Sài Gòn đã từng rất thông dụngXe Vespa hàng chục năm nay không thay đổi mấy. Thân xe làm băng tôn ép. Có lẽ vì thế nên làm hình tròn như quả trứng để chịu lực tốt hơn. Máy được đặt ở chỗ phình bên phải, còn bên trái là ngăn để chứa đồ. Vì thế xe Vespa khi chạy hơi nghiêng về phía phải vì bên này nặng hơn.Bãi xe toàn Vespa và LamXe Lambretta tuy trông bề ngoài giống Vespa nhưng cấu tạo lại khác. Khung xe bằng ống sắt hàn lại, máy đặt ở giữa khung và che bên ngoài bằng lớp vỏ sắt. Xe Lambretta hồi đâu thập niên 1960 có đường nét cong. Cuối thập niên 60, qua đầu thập niên 70 thì kiểu dáng thẳng, theo như mốt của thời đó, nên trông thanh nhã. Cả hai đều sang số bằng tay, bóp embrayage vào và vặn để đổi số.Goebel, Sachs, Puch – Sức mạnh từ ĐứcTừ cuối thập niên 1950, miền Nam cũng nhập cảng các xe gắn máy Đức như Goebel, Sachs, Puch. Các xe này đều có chung đặc điểm là có bình xăng đặt trước người lái, sang số bằng tay, có ống nhún cả trước lẫn sau, và máy đều là 50cc để được xếp vào loại vélomoteur, không cần bằng lái.Sachs 1961Mỗi xe lại có những đặc điểm riêng như máy xe Puch luôn luôn được bọc trong lớp vỏ bằng nhôm, có quạt chạy để làm mát. Như thế có lợi điểm là máy xe được làm mát ngay cả khi ngừng đèn đỏ. Vì là xe có sang số nên tuy chỉ có 50cc, xe gắn máy Đức có sức kéo mạnh hơn các xe Mobylette ở số 1, 2, nên cũng được dùng để kéo xe lôi, có thể kéo được thêm được bốn năm hành khách và hàng hóa phía sau. Hãng Puch và Sachs ngày nay vẫn còn tồn tại.>> Kỳ 2: Trước 1975, người Sài Gòn đi xe gì? (P.2) Thế Đạt (Theo PL&XH)